FENOTEROL
Tên chung quốc tế: Fenoterol.
Mã ATC: G02C
A03; R03A C04; R03C C04.
Loại thuốc: Thuốc chủ vận beta2 chọn
lọc; thuốc giãn phế quản.
Dạng thuốc và hàm lượng
Fenoterol hydrobromid.
Bình xịt khí dung hít định liều:
100 microgam/liều xịt (200 liều).
Fenoterol hydrobromid và ipratropium bromid kết
hợp:
Bình xịt khí dung hít: Mỗi liều xịt
chứa 50 microgam fenoterol hydrobromid và 20 microgam ipratropium bromid
(200 liều).
Dung dịch hít: 1 ml chứa 500 microgam
fenoterol hydrobromid và 250 microgam ipratropium bromid (20 ml).
Dược lý và cơ chế
tác dụng
Fenoterol là thuốc chủ vận thụ
thể beta2 - adrenergic chọn lọc, gây giãn cơ
trơn phế quản, do đó giảm nhẹ co thắt
phế quản, tăng dung tích sống, giảm thể tích
cặn, và giảm sức kháng đường hô hấp.
Thuốc chủ vận beta2 - adrenergic hít được
khuyên dùng để điều trị cơn co thắt phế
quản cấp. Trong điều trị hen, cũng cần
sử dụng kết hợp thuốc chủ vận beta2
với glucocorticoid để dự phòng. Các thuốc chủ
vận beta2 - adrenergic chỉ có hiệu quả trong
điều trị hen cấp tính, không có tác dụng ngăn
chặn cơn hen nặng lên. Mức độ nặng của
bệnh hen thay đổi theo thời gian, nên liều thuốc
chủ vận beta2 cần dùng cũng thay đổi
theo. Việc sử dụng thuốc cách quãng để
ngăn ngừa hen do vận động thể lực là rất
có hiệu quả và an toàn.
Có sự tăng tính phản ứng của
đường hô hấp do thâm nhiễm tế bào viêm trong
hen dị ứng (thường gặp ở hen trẻ em và
hen theo mùa). Hơn nữa, hen có đặc điểm cơ
bản là sự thâm nhiễm của bạch cầu - tế
bào viêm. Có thể điều trị thâm nhiễm tế bào
viêm bằng glucocorticoid để làm giảm cơn hen. Tuy
nhiên, khi có cơn hen cấp, thì phải điều trị
bằng thuốc chủ vận beta2 và/hoặc thuốc
kháng cholinergic như ipratropium để làm giãn phế quản.
Trong quá trình điều trị từng bước
với các thuốc chống hen, loại chủ vận beta2
- adrenergic chọn lọc tác dụng ngắn dạng hít (ví
dụ, bitolterol, fenoterol, pirbuterol, salbutamol, terbutalin) thường
được sử dụng là thuốc ban đầu
để điều trị cơn hen nhẹ cách quãng mới
chẩn đoán.
Khi các triệu chứng nặng lên và cần
dùng thường xuyên một thuốc chủ vận beta2
tác dụng ngắn, dạng hít (4 lần/ngày) thì phải
dùng glucocorticoid để giảm tính phản ứng của
đường hô hấp.
Nếu cơn hen xảy ra hàng ngày, thì cần
điều trị duy trì với corticosteroid hít. Nếu triệu
chứng xuất hiện liên tục và không kiểm soát
được với liều duy trì cao corticosteroid hít và thuốc
giãn phế quản, thì phải dùng thêm corticosteroid uống,
hoặc thuốc hít kết hợp fenoterol và ipratropium.
Dược động học
Thời gian fenoterol bắt đầu có
tác dụng sau khi hít là 5 phút sau khi uống là 30 - 60 phút. Thời
gian tác dụng tối đa sau khi hít là 0,5 - 1 giờ, sau khi
uống là 2 - 3 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài, sau khi
hít là 2 - 3 giờ, sau khi uống là 6 - 8 giờ. Sau khi hít,
fenoterol được hấp thu một phần qua đường
hô hấp và một phần qua đường tiêu hóa. Tuy
nhiên với liều thông thường, nồng độ
thuốc trong huyết thanh rất thấp. Không có tương
quan giữa nồng độ thuốc trong huyết thanh và
hiệu lực giãn phế quản. Nửa đời của
thuốc khoảng 7 giờ. Fenoterol được thải
trừ chủ yếu qua thận dưới dạng các dẫn
xuất liên hợp sulfonic, chỉ có dưới 2% là ở
dạng không biến đổi.
Chỉ định
Ðiều trị cơn hen phế quản
cấp. Cũng có thể dùng điều trị triệu chứng
co thắt phế quản có kèm viêm phế quản, khí phế
thũng, giãn phế quản hoặc những bệnh phổi
tắc nghẽn khác. Dự phòng cơn hen do vận động.
Chống chỉ định
Quá mẫn với fenoterol hydrobromid hoặc
bất cứ thành phần nào của thuốc.
Phì đại cơ tim có tắc nghẽn;
loạn nhịp tim nhanh.
Thận trọng
Phải thận trọng dùng fenoterol với
liều thấp hơn và theo dõi chặt chẽ người
bệnh đang có (hoặc dễ bị) tăng nhãn áp góc
đóng, người mắc bệnh tim mạch (ví dụ:
tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy cơ
tim, loạn nhịp tim), người uống digitalis hoặc
thuốc lợi tiểu (thuốc chủ vận chọn lọc
beta2 dễ gây hoặc làm nặng thêm loạn nhịp
tim đang có, do tác dụng trực tiếp làm tăng nhịp
tim hoặc do gây hạ kali huyết).
Thời kỳ mang thai
Không có dữ liệu về ảnh hưởng
của fenoterol đối với người mang thai. Tuy vậy,
cần sử dụng thận trọng, đặc biệt
trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cần lưu ý
đến tác dụng gây co thắt tử cung của thuốc
chủ vận beta2.
Thời kỳ cho con bú
Fenoterol có bài tiết trong sữa, cần
sử dụng thận trọng thuốc này ở người
đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
(ADR)
Những ADR chủ yếu của thuốc
chủ vận beta - adrenergic là do sự hoạt hóa quá mức
các thụ thể beta - adrenergic. Người có bệnh tim mạch
có nguy cơ đặc biệt về ADR. Tuy vậy có thể
giảm khả năng xảy ra ADR ở người có bệnh
phổi bằng cách dùng thuốc hít thay vì dùng thuốc uống
hoặc tiêm. Run cơ là ADR hay gặp của thuốc chủ
vận chọn lọc beta2, nhưng tác dụng này
thường được dung nạp.
Thường gặp, ADR >1/100
Hệ thần kinh trung ương: Run cơ,
tình trạng kích động, nhức đầu.
Tim mạch: Nhịp tim nhanh, đánh trống
ngực.
Tai: Ù tai.
ÍT gặp, 1/1000 < ADR <1/100
Nội tiết và chuyển hóa: Giảm
kali huyết nặng (với liều cao).
Hô hấp: Ho, kích ứng tại chỗ,
co thắt phế quản nghịch lý (khi dùng hít).
Tim mạch: Giảm huyết áp tâm trương,
tăng huyết áp tâm thu, loạn nhịp tim (với liều
cao).
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Thần kinh - cơ và xương: Nhược
cơ, đau cơ, co cứng cơ.
Khác: Toát mồ hôi.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Da: Phản ứng
da.
Khác: Dị ứng.
Hướng
dẫn cách xử trí ADR
Có thể giảm
thiểu run cơ nếu bắt đầu điều trị
với liều thấp thuốc chủ vận beta2
và tăng dần khi dung nạp phát triển. Khi có giảm
kali huyết nặng, cần kiểm tra, và bổ sung kali nếu
cần.
Khi kết hợp với
ipratropium, liều fenoterol sẽ thấp hơn và ADR sẽ
giảm.
Liều
lượng và cách dùng
Phải điều
chỉnh liều lượng theo nhu cầu từng cá nhân
và theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị.
Fenoterol hydrobromid (khí dung hít qua miệng,
100 microgam/liều xịt).
Người lớn:
Ðiều trị hen
cấp tính: 1 liều xịt (100 microgam) để làm giảm
nhanh triệu chứng. Sau 5 phút, nếu hô hấp chưa
được cải thiện đáng kể, xịt thêm một
liều nữa. Nếu cơn hen không chấm dứt sau 2
liều xịt, có thể xịt tiếp 1 liều.
Trong những trường
hợp này, người bệnh cần có thêm các biện
pháp hỗ trợ khác.
Ðiều trị các
bệnh phổi dạng hen hoặc co thắt phế quản
có khả năng phục hồi, dự phòng cơn hen do vận
động: 1 - 2 liều xịt (100 - 200 microgam)/lần, tối
đa 8 liều xịt/ngày (800 microgam).
Fenoterol hydrobromid và
ipratropium bromid kết hợp (khí dung hít qua miệng, 1
liều xịt chứa 50 microgam fenoterol hydrobromid và 20
microgam ipratropium bromid).
Người lớn:
Ðiều trị cơn
hen: 100 microgam fenoterol hydrobromid và 40 microgam ipratropium bromid (2 liều
xịt) để làm giảm nhanh triệu chứng. Trong trường
hợp nặng hơn, nếu hô hấp chưa được
cải thiện đáng kể sau 5 phút, xịt thêm 2 liều.
Nếu cơn hen không chấm dứt sau 4 liều xịt,
có thể xịt thêm. Trong trường hợp này, người
bệnh cần các biện pháp hỗ trợ khác.
Ðiều trị cách
quãng và điều trị dài hạn: 50 - 100 microgam fenoterol
hydrobromid và 20 - 40 microgam ipratropium bromid (1 - 2 liều xịt)
mỗi lần, tối đa 8 liều xịt/ngày (trung bình
mỗi lần 1 - 2 liều xịt, ngày 3 lần).
Dung dịch để
hít:
Người lớn
và trẻ em > 14 tuổi:
Ðiều trị cơn
hen: 1
ml (20 giọt) chứa 500 microgam fenoterol hydrobromid và 250
microgam ipratropium bromid để làm giảm ngay triệu chứng.
Trong trường hợp nặng, có thể cần dùng liều
cao tới 2,5 ml. Trường hợp đặc biệt nặng,
có thể dùng liều cao hơn, tối đa 4 ml, dưới
sự giám sát của bác sỹ.
Ðiều trị cách
quãng và điều trị dài hạn: Nếu cần dùng thuốc
lặp lại, mỗi lần 1 - 2 ml, tối đa 4 lần/ngày.
Trong trường hợp co thắt phế quản mức
độ vừa hoặc có thông khí hỗ trợ, có thể
dùng liều thấp hơn: 0,5 ml.
Trẻ em 6 - 14 tuổi:
Ðiều trị cơn
hen: 0,5
- 1 ml (10 - 20 giọt) để làm giảm ngay triệu chứng.
Trong trường hợp nặng, có thể dùng tối
đa 2 ml. Trường hợp đặc biệt nặng,
có thể dùng tối đa 3 ml, cần theo dõi người bệnh
chặt chẽ.
Ðiều trị cách
quãng và điều trị dài hạn: Nếu cần dùng thuốc
lặp lại, mỗi lần 0,5 - 1 ml, tối đa 4 lần/ngày.
Trong trường hợp co thắt phế quản mức
độ vừa hoặc có thông khí hỗ trợ, dùng liều
thấp: 0,5 ml.
Trẻ em <6 tuổi
(<22 kg thể trọng):
Cho liều sau
đây và cần theo dõi người bệnh chặt chẽ.
Mỗi lần dùng
0,1 ml (khoảng 50 microgam fenoterol hydrobromid và 25 microgam
ipratropium bromid)/kg thể trọng; tối đa 0,5 ml/lần,
tối đa 3 lần/ngày.
Nên bắt đầu
điều trị với liều thấp nhất.
Pha loãng liều thuốc
chỉ định với dung dịch muối đẳng
trương tới thể tích cuối cùng 3 - 4 ml, bơm
khí dung và cho hít trong khoảng 6 - 7 phút. Có thể cho dùng lặp
lại liều thuốc sau khoảng cách ít nhất 4 giờ,
nếu cần.
Tương
tác thuốc
Các thuốc chẹn
beta2 - adrenergic ức chế tác dụng giãn phế
quản của thuốc chủ vận beta2 chọn
lọc, do đó tránh dùng đồng thời fenoterol với
thuốc chẹn beta.
Không dùng đồng
thời fenoterol với các thuốc kích thích beta - adrenergic
khác hoặc các amin tác dụng giống thần kinh giao cảm
(ví dụ: ephedrin) vì có thể làm tăng ADR và độc
tính.
Ðộ ổn
định và bảo quản
Bảo quản các
chế phẩm fenoterol ở nhiệt độ 15 - 300C.
Với bình xịt khí dung hít và dung dịch khí dung, không để
đông lạnh. Bảo quản dung dịch khí dung trong lọ
đóng thật kín.
Quá liều
và xử trí
Ðiều trị quá
liều: Giảm liều hoặc ngừng thuốc; nếu
uống quá liều, rửa dạ dày; cho một thuốc chẹn
beta - adrenergic chọn lọc với tim (ví dụ, acebutolol,
atenolol, metoprolol) nếu cần để điều trị
loạn nhịp tim, tuy vậy, phải dùng thận trong thuốc
chẹn beta, vì có thể gây co thắt phế quản hoặc
cơn hen nặng; điều trị hỗ trợ.
Thông tin
qui chế
Thuốc độc
bảng B.