DACTINOMYCIN
Tên
chung quốc tế: Dactinomycin.
Mã ATC: L01D
A01.
Loại
thuốc: Thuốc chống ung thư (thuộc nhóm
kháng sinh chống ung thư).
Dạng
thuốc và hàm lượng
Bột
pha tiêm, 500 microgam dactinomycin, để hòa tan trong 1,1 ml nước
cất pha tiêm không có các chất bảo quản.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Dactinomycin
là một thuốc chống ung thư. Thuốc ức chế
tăng sinh tế bào bằng cách tạo nên phức hợp
vững bền với DNA và gây cản trở tổng hợp
RNA phụ thuộc DNA. Thuốc có thể tăng cường
tác dụng độc tế bào của liệu pháp tia xạ.
Dactinomycin cũng có tác dụng ức chế miễn dịch.
Dược
động học
Dactinomycin
được hấp thu kém ở đường tiêu hóa.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, dactinomycin phân bố nhanh vào các mô,
có nồng độ cao ở tủy xương và các tế
bào có nhân, bao gồm cả bạch cầu hạt và
lymphocyt. Thuốc ít bị chuyển hóa và bài tiết chậm
vào nước tiểu và mật. Nửa đời huyết
tương cuối cùng vào khoảng 36 giờ. Thuốc
không qua hàng rào máu - não nhưng có lẽ qua nhau thai. Khoảng
30% liều thuốc đào thải vào nước tiểu
và phân trong 9 ngày; thuốc đào thải vào nước tiểu
chủ yếu dưới dạng không đổi.
Chỉ
định
Dactinomycin được chỉ định
dùng đơn độc hoặc phối hợp với các
thuốc khác trong phác đồ đa hóa trị liệu, phối
hợp với phẫu thuật và/ hoặc xạ trị
để điều trị các u lá nuôi thời kỳ thai
nghén ở nữ (ung thư nhau, u tuyến màng đệm),
u Wilm, sarcom Kaposi, sarcom Ewing và sarcom mô mềm ở trẻ em
(sarcom cơ vân), carcinoma tinh hoàn không phải dòng tinh giai
đoạn muộn.
Chống
chỉ định
Chống
chỉ định dùng dactinomycin ở người mắc
thủy đậu, vì có thể xảy ra bệnh toàn thân nặng,
thậm chí tử vong. Không nên dùng cho trẻ em dưới 1
năm tuổi vì rất nhạy cảm với độc
tính của dactinomycin.
Thận
trọng
Thuốc
chỉ được dùng dưới sự giám sát thường
xuyên của thày thuốc có kinh nghiệm trong liệu pháp
dùng các thuốc độc tế bào, vì dactinomycin là thuốc
rất độc, có chỉ số điều trị thấp.
Phải
hết sức thận trọng để tránh thuốc
thoát mạch khi tiêm, cho nên thường dùng cách cho qua một
ống thông để truyền tĩnh mạch chảy
nhanh.
Phải
đếm số lượng tiểu cầu và bạch cầu
hàng ngày để phát hiện suy tủy; nếu một
trong hai số lượng đó giảm nhiều, phải
ngừng thuốc cho tới khi phục hồi lại.
Cần
thông báo cho người bệnh phải đến thầy
thuốc khi thấy sốt 38oC hoặc hơn, và phải
tránh xa người mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh
(nguy cơ nhiễm khuẩn tăng).
Phải
tăng cường chăm sóc miệng để giảm
thiểu tác dụng viêm miệng.
Phải
dùng dactinomycin đặc biệt thận trọng ở
người điều trị bằng tia xạ, vì đã
xảy ra hồng ban sớm ở nơi chiếu tia, viêm tủy
do tia, viêm niêm mạc miệng họng nặng, gan to kèm cổ
trướng ở người bệnh điều trị
u Wilm bên phải bằng tia xạ.
Thời
kỳ mang thai
Có nguy
cơ sinh quái thai do độc tính của thuốc, đặc
biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong khi mang
thai, chỉ dùng hóa liệu pháp chống ung thư khi có chỉ
định thật sự cần thiết, sau khi đã cân
nhắc kỹ giữa nguy cơ cho thai nhi và lợi ích cho người
mẹ.
Thời kỳ cho con bú
Chưa
có thông báo nào nói về dactinomycin dùng trong thời gian cho con
bú ở người hoặc lượng thuốc bài tiết
vào sữa mẹ, nếu có; tuy rằng trọng lượng
phân tử tương đối cao của thuốc (khoảng
1255) có thể ngăn cản thuốc bài tiết vào sữa,
song phụ nữ dùng thuốc vẫn không được
cho con bú vì nguy cơ tiềm năng tác dụng phụ rất
nặng cho con.
Tác
dụng không mong muốn (ADR)
Tác dụng
không mong muốn của thuốc chống ung thư thông
thường gồm buồn nôn và nôn, thường qua một
cơ chế trung ương, và đôi khi rất nặng.
Buồn nôn và nôn thường xảy ra vài giờ sau khi uống
thuốc và có thể kéo dài tới 24 giờ. Tuy nhiên, nhiều
ADR của dactinomycin là do tác dụng kéo dài của thuốc.
Ðộc tính huyết học là một trong những tác dụng
không mong muốn chính, làm hạn chế liều dùng của
dactinomycin và thường xảy ra từ 1 đến 7 ngày
sau khi hoàn thành một liệu trình dactinomycin.
Thường
gặp, ADR > 1/100
Tiêu
hóa: Buồn nôn, nôn.
Huyết
học: Giảm số lượng tiểu cầu.
Toàn
thân: Mệt mỏi, khó chịu.
Tại
chỗ: Ðau và đỏ ở vùng tiêm.
Ít gặp,
1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Giảm
bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu
cầu, thiếu máu.
Tiêu
hóa: Chán ăn, viêm miệng, viêm môi, viêm lưỡi, ỉa
chảy.
Da: Rụng
tóc, loét và hoại tử nếu thoát mạch.
Hiếm
gặp, ADR < 1/1000
Gan: Gan
to, cổ trướng, tăng nồng độ AST (SGOT)
huyết thanh, viêm gan.
Phản
ứng dạng phản vệ.
Tác dụng
khác: Ðau cơ, giảm calci - huyết, li bì, sốt.
Hướng
dẫn cách xử trí ADR
Phải
dùng liệu pháp chống nôn để giảm nôn, và nếu
có thể, ngăn chặn buồn nôn và nôn, vì một khi
người bệnh đã nôn thì có thể trở thành một
đáp ứng có điều kiện, và có thể không
đáp ứng với thuốc chống nôn.
Phải
tăng cường vệ sinh răng miệng để giảm
thiểu tác dụng viêm miệng.
Corticosteroid
và bổ sung dinh dưỡng có thể giúp ích một phần
cho người bệnh chán ăn.
ADR
nghiêm trọng và phổ biến nhất là ức chế tủy
xương và ức chế miễn dịch. Người bệnh
có thể có nguy cơ rất cao nhiễm khuẩn nặng
và lan tỏa. Cần hướng dẫn người bệnh
phải báo ngay cho thầy thuốc nếu có sốt, đau
họng, chảy máu hoặc bầm tím bất thường
xảy ra. Phải đếm số lượng tiểu cầu
và bạch cầu hàng ngày trong khi điều trị bằng
dactinomycin để phát hiện ức chế tủy
xương nặng. Nếu số lượng tiểu cầu
hoặc bạch cầu giảm nhiều, phải ngừng
thuốc để cho tủy xương phục hồi. Gần
đây, đã quan tâm vào sử dụng các yếu tố kích
thích quần thể tế bào để thúc đẩy tạo
thành các tế bào máu thay thế. Các biện pháp tích cực
(kháng sinh hoặc truyền các sản phẩm máu) có thể
cần thiết để chống nhiễm khuẩn hoặc
chảy máu.
Thoát mạch
dactinomycin đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Phải ngừng truyền ngay một khi phát hiện và nếu
có thể, phải hút hết thuốc còn lại ở
nơi tiêm. Thường chườm túi nước đá,
tiêm corticoid tại chỗ. Nếu có loét xảy ra, có thể
cần phải phẫu thuật tạo hình (ghép da).
Liều
lượng và cách dùng
Cách dùng: Dactinomycin
chỉ tiêm tĩnh mạch. Thuốc rất kích ứng các
mô, và do đó, không được tiêm bắp hoặc dưới
da. Phải cẩn thận để thuốc không thoát mạch.
Liều lượng: Ðể đạt được kết quả
điều trị tối ưu với ADR thấp nhất,
liều lượng dactinomycin phải căn cứ vào
đáp ứng lâm sàng và huyết học, dung nạp thuốc
ở người bệnh, đã hay đang dùng hóa trị
liệu khác hoặc xạ trị. Liều lượng phải
tính theo diện tích da của cơ thể ở người
béo hoặc phù. Nếu dùng xạ trị hoặc hóa trị
liệu khác đồng thời hoặc trước khi cho
dactinomycin, liều lượng dactinomycin cần phải giảm.
Dactinomycin phải cho theo từng liệu trình ngắn, và liều
lượng tiêm tĩnh mạch cho mỗi liệu trình ở
người lớn hoặc trẻ em phải không được quá 15 microgam/kg hoặc
400 - 600 microgam/m2 hàng ngày, trong 5 ngày.
Người lớn liều thường
dùng tiêm tĩnh mạch: 500 microgam hàng ngày, tối đa trong
5 ngày.
Trẻ em liều thường dùng tiêm tĩnh
mạch: 15 microgam/kg (tối đa 500 microgam) mỗi ngày,
trong 5 ngày.
Một cách khác, tổng liều 2,5 mg/m2,
có thể chia thành nhiều liều nhỏ cho trong 1 tuần.
ở cả người lớn và trẻ em, có thể cho
thêm 1 số liệu trình, cách nhau từ 2 - 4 tuần, miễn
là tất cả các dấu hiệu độc tính của
thuốc đã hết. Dactinomycin cũng đã được
dùng với liều duy nhất 0,75 - 2 mg/m2, cách nhau 1
- 4 tuần.
Dùng thuốc theo kỹ thuật tiêm truyền
cô lập khu vực: Liều truyền thông thường: 50
microgam/kg đối với tiểu khung hoặc chi dưới
và 35 microgam/kg đối với chi trên. Liều dactinomycin có
thể cần phải giảm ở người béo hoặc
trước đó đã dùng hóa trị liệu hoặc xạ
trị.
Tương
tác thuốc
Có thể xảy ra phản ứng nặng nếu
dùng liều cao cả dactinomycin và xạ trị, hoặc nếu
người bệnh đặc biệt nhạy cảm với
liệu pháp phối hợp như vậy.
Tiêm phòng thủy đậu hoặc các vaccin
sống khác có thể dẫn đến bệnh lan toàn thân
đôi khi gây tử vong.
Ðộ
ổn định và bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ
không quá 40oC, trong đồ đựng kín, tránh ánh
sáng. Không để đông lạnh.
Tương
kỵ
Dactinomycin gắn vào màng ester celulose dùng trong 1
số màng lọc. Như vậy, tránh dùng màng lọc khi phối
hợp với dactinomycin.
Quá liều
và xử trí
Khi dùng dactinomycin quá liều, phải ngừng
thuốc ngay. Biểu hiện quá liều gồm có buồn
nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng, loét đường
tiêu hóa, ức chế tạo máu mạnh, suy thận cấp
và tử vong.
Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Chưa có thuốc giải độc, nhưng có thể dùng
natri thiosulfat 25% với liều 1,6 ml trong 3 ml nước pha
tiêm như là thuốc giải độc được
khuyến cáo. Nên kiểm tra thường xuyên chức
năng thận, gan và tủy xương.
Thông
tin qui chế
Dactinomycin
có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban
hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc
phải được kê đơn và bán theo đơn.